Biến chứng sau khi nong, cắt bao quy đầu
Nong, cắt bao quy đầu là thủ thuật dùng để khắc phục hiện tượng hẹp bao quy đầu thường gặp ở các bé trai và nam thiếu niên. Đây là thủ thuật có thể thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa có khinh nghiệm. Tuy nhiên vẫn có nguy cơ sảy ra các biến chứng nhất định.
Thủ thuật nong cắt bao quy đầu tuy là những thủ thuật tương đối đơn giản, nhưng không phải là không có những biến chứng sau khi thực hiện. Sauk hi nong, cắt bao quy đầu ta có thể gặp những biến chứng như:
1. Đau
Đau hầu như là cảm giác không thể tránh khỏi sau khi cắt bao quy đầu. Trong lúc làm thủ thuật, trẻ có thể không đau đớn gì do được tiêm thuốc tê. Tuy nhiên, do thuốc chỉ tác dụng ngắn, đau sẽ xuất hiện ngay sau đó, tăng lên nhiều khi đụng chạm, đi tiểu.
Nhìn chung, đây vẫn là dấu hiệu bình thường nếu cảm giác đau thuyên giảm dần trong những ngày kế tiếp. Nếu đau vẫn tiếp tục hay tăng dần, đau kèm chảy mủ, vết thương sưng to thì nên đưa trẻ đến khám lại.
2. Nhiễm trùng
Nong bao quy đầu và cắt bao quy đầu nói riêng cũng như các thủ thuật, phẫu thuật khác nói chung đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng. Nguy cơ này sẽ càng tăng lên nếu thao tác thực hiện không tuân thủ nguyên tắc vô trùng, dụng cụ không được vệ sinh đúng quy trình. Bên cạnh đó, việc sát trùng vết thương, thay băng, vệ sinh hằng ngày cũng có thể gây lây nhiễm thêm cho người bệnh. Đặc biệt khi nong bao quy đầu để bị nhiễm trùng rất dễ gây bệnh viêm bao quy đầu, quy đầu cũng như thắt nghẽn bao quy đầu, dính, sẹo xơ,….
Biểu hiện của vết thương nhiễm trùng là đau đớn, sưng phồng, rỉ mủ, dịch. Nếu mức độ nhiễm trùng chỉ khu trú tại chỗ, chỉ cần chăm sóc vết thương, thay băng sau mỗi lần đi vệ sinh là đủ. Nếu người bệnh thấy cả dương vật sưng phồng to, đỏ đau, dịch mủ đặc, nặng mùi, đôi khi kèm sốt, mệt mỏi toàn thân thì cần nhập viện để được điều trị kháng sinh.
3. Chảy máu
Vùng da quy đầu vốn là nơi ít phân bố mạch máu nuôi. Tuy nhiên, một số trường hợp hẹp bao quy đầu cần phải cắt vạt da rộng hơn thì sẽ có nguy cơ chảy máu nhiều hơn bình thường.
Biện pháp tức thời là cầm máu tại chỗ, băng ép, chèn gạc sau vài phút sẽ tự cầm. Trẻ sẽ có thể tự nhiên đi đứng, sinh hoạt lại. Mặt khác, nếu trẻ vẫn chảy máu liên tục rỉ rả sau đó, có thể do đã cắt qua mạch máu, cha mẹ cần đưa trẻ nhập viện lại để can thiệp cầm máu chuyên sâu hơn. Một số ít trẻ lại mới phát hiện ra có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh tiềm ẩn phải điều chỉnh lại để ngăn chặn chảy máu diễn tiến.
4. Máu tụ
Tương tự như biến chứng chảy máu, biến chứng máu tụ cũng ít gặp do vùng này vốn ít mạch máu. Dù vậy, sau thủ thuật cắt bao quy đầu, quan sát thấy sưng quy đầu, phồng to liên tục nhưng sờ không đau, hơi tím.
Các tình huống này cần phân biệt với khả năng bị tụ máu trong da. Lúc này cần thực hiện một đường rạch rất nhỏ để giải phóng ổ tụ máu và băng ép tại chỗ.

5. Thiếu da
Thiếu da là một biến chứng gặp phải do cắt bỏ quá nhiều bao quy đầu. Khi không được da che phủ kín, việc đi lại, chạy nhảy, lực ma sát có thể làm tổn thương quy đầu.
Biến chứng này chỉ khắc phục được bằng cách ghép da. Việc này tương đối phức tạp sao cho vừa đảm bảo chức năng, vừa đạt tính thẩm mỹ.
6. Lành sẹo xấu
Giống như một vết thương thông thường, cắt bao quy đầu cũng có nguy cơ lành sẹo xấu, gây giảm thẩm mỹ, mất tự tin.
Chính vì thế, nếu trẻ có cơ địa sẹo lồi, cần chủ động phòng ngừa biến chứng này bằng cách bôi kem corticoids sớm. Nếu không cải thiện hoặc mô sẹo tiến triển tăng dần gây hẹp tái phát thì cần cắt sẹo, tạo hình lại bao quy đầu.
7. Dính bao quy đầu sau cắt
Vết thương lành sẹo ở quy đầu cũng có thể co kéo, gây dây dính. Đôi khi có thể tạo thành vòng khiến thắt nghẽn bao quy đầu. Nói cách khác, vùng quy đầu bị hẹp lại như lúc chưa thực hiện thủ thuật.
Đây là biến chứng muộn từ vài tuần đến vài tháng sau đó. Lúc này, trẻ phải được can thiệp lại. Bác sĩ sẽ cắt vòng thắt, tách dính hoặc phải cắt lại bao quy đầu thêm một lần nữa.
8. Tổn thương quy đầu và các mô xung quanh
Thao tác thủ thuật trong xử lý hẹp bao quy đầu có thể gây tổn thương đến các bộ phận kế cận
Thao tác thủ thuật trong xử lý hẹp bao quy đầu có thể gây tổn thương đến các bộ phận kế cận, gần nhất là tổn thương đầu quy đầu, phần đầu dương vật, xa hơn có thể là tổn thương lỗ tiểu, rò niệu đạo.
Khi đó, các khắc phục là phải tạo hình lại qui đầu, dương vật. Đối với sang chấn làm hẹp lỗ tiểu thì cần nong hay cắt mở rộng lỗ tiểu. Nếu rò niệu đạo thì vá rò tại vị trí tương ứng.
Tuy nong và cắt là những thủ thuật đơn giản, nhanh gọn. Nhưng cần phải thực hiện ở những cơ sở y tế uy tín để được những bác sĩ có tay nghề giỏi thực hiện cũng như được hướng dẫn vệ sinh và theo dõi, khám lại nếu có triệu chứng bất thường.
Nếu bạn còn thắc mắc gì có thể đến Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế - 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội để được các bác sĩ Nam học – Ngoại tiết niệu của tư vấn cụ thể hơn. Bạn có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng: 0836.633.399 – 0243.825.5599 (hoàn toàn miễn phí).