Nấm Candida có tái phát không? Nguyên nhân tái phát
Candida là một loại nấm gây bệnh thương thấy ở âm đạo phụ nữ và cũng có thể thấy ở bao quy đầu nam giới. Đây là loại nấm gây bệnh rất phổ biến cũng như không hề khó để điều trị. Vậy bệnh nấm Candida có tái phát hay không? Và nguyên nhân tái phát là gì?
Nhiễm nấm Candida là gì?
Nhiễm nấm Candida (nhiễm trùng nấm men) là một bệnh nhiễm trùng do một loại nấm men gây ra tên là Candida, thường là Candida albicans. Candida có thể gây tổn thương đến bộ phận sinh dục, miệng, da và máu. Hơn nữa, một số loại thuốc và một số bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm nấm. Bệnh thường xuất hiện trên những vùng cơ thể ấm và ẩm ướt. Nhiễm nấm men Candida trong âm đạo được gọi là viêm âm đạo do nấm, trong khi nhiễm trùng trong miệng thường được gọi là bệnh tưa miệng.Nấm Candida cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm bao quy đầu do nấm ở nam giới. Các dấu hiệu và triệu chứng của nấm Candida khác nhau tùy thuộc vào vùng nhiễm trùng.
Candida có thể gây khó chịu nhưng hiếm khi đe dọa đến tính mạng. Một số dạng nhiễm nấm men Candida khác có thể mang tính nghiêm trọng và cần được điều trị kịp thời. Các trường hợp này là nhiễm khuẩn huyết do nấm Candida xâm nhập vào máu.
Cơ chế lây lan nấm Candida
Bệnh nấm Candida có thể lây truyền theo nhiều đường khác nhau như quan hệ tình dục không an toàn với người mang bệnh qua âm đạo, hậu môn hay miệng. Bệnh có thể lây lan qua các công cụ dùng chung như khăn quần lót, công cụ trợ dâm (sextoy) với người mang bệnh. Nam giới cũng có thể bị nhiễm nhưng ít nghiêm trọng.
Sự tái nhiễm nhiều lần ở nữ giới khiến phụ nữ cảm thấy thất vọng và mất đi hứng thú tình dục vì cảm giác đau đớn trong quan hệ tình dục. Nấm Candida là một yếu tố làm cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh trầm trọng khác như HPV, HIV…
Triệu chứng
Một số người không có dấu hiệu và triệu chứng bệnh nào.
+ Nữ giới:
Ngứa âm hộ và những vùng xung quanh âm đạo. Sưng và sưng đỏ âm đạo, âm hộ, hậu môn.
Chất tiết dịch có màu trắng trông giống như phó-mát, thường là đặc và có mùi như men rượu.
Đau và khó chịu khi quan hệ tình dục. Tiểu buốt .
+ Nam giới:
Ngứa, nóng và rát dưới bao quy đầu hoặc đầu của dương vật .
Xuất hiện các mảng màu đỏ dưới bao quy đầu hoặc đầu của dương vật. Bao quy đầu sưng lên và mất tính co giãn gây đau.
Dưới bao quy đầu thường tích tụ các cáu bẩn dạng phó-mát. Tiểu buốt, khó chịu.

Nguyên nhân bệnh hay tái phát
Nguyên nhân do không điều trị cho cả vợ và chồng: Bệnh do nấm Candida ở âm đạo phụ nữ nhưng khi điều trị muốn khỏi bệnh phải điều trị cả cho vợ và chồng.
Thói quen vệ sinh không đúng cách: Sử dụng dung dịch phụ khoa không đúng chỉ định, thụt rửa âm đạo khi không có chỉ định của bác sĩ phụ khoa, không đảm bảo vệ sinh vào những ngày có kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục…
Không thay đổi thói quen vệ sinh- sinh hoạt khi điều trị và sau điều trị như giặt riêng đồ lót bằng xà phòng, phơi khô ngoài nắng to, trước khi mặc cần là lại quần để tránh nhiễm nấm từ những lần mặc trước. Mặc quần lót quần ngoài quá chật, chất liệu không thấm hút mồ hôi.
Do không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ là khi dùng hết thuốc phải khám và xét nghiệm lại theo đúng lịch hẹn, dẫn đến tình trạng thuốc uống thuốc chưa đủ liều, đặt chưa trị dứt điểm sạch nấm.
Do tự ý mua thuốc đặt khi thấy có biểu hiện ngứa, ra khí hư, do đó làm tăng nguy cơ kháng thuốc, tái phát rất cao.
Phòng bệnh nấm Candida tái phát
Sau khi đi vệ sinh nên chùi giấy từ trước ra sau để tránh mang vi khuẩn từ hậu môn lên âm đạo.
Vệ sinh sạch sẽ sau mỗi buổi làm việc về để tránh ẩm ướt, vì ẩm ướt là môi trường tốt nhất để nấm sinh sôi và phát triển.
Khi có dấu chứng nghi ngờ cần đi khám và làm xét nghiệm ngay để điều trị kịp thời. Đồng thời khuyên bạn tình đi khám và điều trị cả 2 người.
Quan hệ chung thủy một bạn tình, không quan hệ hoặc quan hệ phải đi bao cao su cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Tránh để béo phì vì đó là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm đường sinh dục hơn.
Cắt bao quy đầu ở những trường hợp dài bao quy đầu hay hẹp bao quy đầu.
Nấm Candida là một bệnh không khó điều trị nhưng lại dễ tái phát nhiều lần do đặc tính lây lan và do thói quen sinh hoạt vệ sinh không đúng. Vì vậy để điều trị dứt điểm bệnh thì việc phát hiện sớm điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi thói quen hằng ngày là rất cần thiết trong việc phòng bệnh tái phát.
Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy đến với Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế - 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn. Bạn có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng: 0836.633.399 – 0243.825.5599 (hoàn toàn miễn phí).

>>> Xem Thêm <<<
Loại bỏ bựa sinh dục đúng cách?
Những sai lầm khi vệ sinh bao quy đầu cho trẻ
Dài bao quy đầu không cắt có sao không?