Trùng roi Trichomonas có nguy hiểm không?

Trichomonas vaginalis là trùng roi ký sinh thường gặp trong âm đạo và niệu đạo ở nữ giới và do một vài nguyên nhân khiến nam giới cũng bị nhiễm loại trùng roi này. Mặc dù triệu chứng khi nhiễm trùng roi khác nhau nhưng hầu hết mọi người khi bị nhiễm ký sinh trùng này đều không thể biết là mình bị nhiễm. Vậy trùng roi trichomonas là gì và chúng có nguy hiểm như thế nào?

Trùng roi lây truyền như thế nào?

Người là ký chủ duy nhất của Trichomoans vaginalis. Thể hoạt động ký sinh chủ yếu trong âm đạo nữ giới và niệu đạo nam giới; đôi khi được phát hiện ở nhiều nơi khác như buồng trứng, vòi trứng, tử cung, bàng quang, túi tinh, mào tinh, tuyến tiền liệt. Thức ăn là vi khuân, bạch cầu và các tế bào nội tiết; bị thực bào bởi bạch cầu mono.

Bệnh lây truyền trực tiếp qua giao hợp không được bảo vệ, hoặc có thể lây truyền qua tiếp xúc bộ phận sinh dục với chất tiết từ âm đạo, dương vật người bệnh.

Trùng roi cũng sống ở niệu đạo nam nhưng không có biểu hiện bệnh, do vậy đây là nguồn lây nhiễm nguy hiểm.

Ngoài ra, bệnh có thể lây nhiễm gián tiếp qua quần áo, khăn lau, bông tắm, nước rửa, sinh hoạt mất vệ sinh,..

Triệu chứng của bệnh trùng roi Trichomoans vaginalis

Trichomoans vaginalis được phát hiện khi đi khám với những lý do sau:

- Nữ giới : Bị huyết trắng hoặc phát hiện tình cờ khi khám thai hoặc làm xét nghiệm Pap’smear.

- Nam giới : Là bạn tình của người nữ đã được chẩn đoán, hoặc đi khám vì có triệu chứng của viêm niệu đạo không do lậu cầu nhưng không đáp ứng với điều kiện thông thường.

+ Ở nữ giới

Khoảng 10% - 50% phụ nữ nhiễm không có triệu chứng lâm sàng.

Triệu chứng thường gặp của viêm âm đạo do T. vaginalis là huyết trắng, cảm giác ngứa, nóng bỏng rất khó chịu ở âm hộ, âm đạo, gây đau, đặc biệt đau khi giao hợp. Khám thấy âm hộ viêm đỏ, niêm mạc âm đạo sung huyết, huyết trắng nhiều, lỏng, màu sữa đục hoặc hơi vàng xanh, nhiều bọt, mùi hôi. Các triệu chứng thường bùng phát trong hoặc sau khi hành kinh.

Bệnh viêm âm đạo T. vaginalis lâu ngày có thể gây viêm nhiễm đường tiết niệu và gây ra các biến chứng trong đường sinh dục như viêm buồng trứng, vòi trứng, viêm loét cổ tử cung, vô sinh.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm Trichomonas có nhiều nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân. Tình trạng nhiễm ở trẻ sơ sinh do đi qua âm đạo của mẹ cũng được ghi nhận.

+ Ở nam giới

Đa số nam giới nhiễm không có triệu chứng. Khi có triệu chứng cũng rất kín đáo, không rầm rộ, khó chịu nhiều như nữ giới; có thể có giọt mủ buổi sáng, cảm giác hơi ngứa trong niệu đạo, tiểu buốt, gây viêm bao quy đầu và viêm đường sinh dục. Những triệu chứng này cũng không rõ ràng, khó phân biệt được với các trường hợp viêm niệu đạo do nguyên nhân khác.

Tình trạng nhiễm không triệu chứng khiến người đàn ông trở thành người lan truyền Trichomonas vaginalis cho các phụ nữ khác.

Điều trị Trichomonas vaginalis

Khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh, bạn hãy đến các trung tâm y tế để xét nghiệm.

- Ở nam giới, dù không điều trị các triệu chứng của bệnh có thể biến mất trong vòng vài tuần lễ. Tuy nhiên, một người bị nhiễm, dù không có triệu chứng hoặc triệu chứng đã tự biến mất, vẫn có thể tiếp tục lây nhiễm hoặc tái nhiễm cho người bạn tình của họ. Do đó phải điều trị đồng thời cả vợ và chồng hoặc người có quan hệ tình dục.

- Điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân.

- Điều trị phối hợp nếu bội nhiễm nấm Candida hay vi khuẩn lậu N. gonorrhoeae.

- Tránh quan hệ tình dục cho đến khi hoàn tất điều trị và không còn triệu chứng (khoảng 1 tuần).

Ngoài ra , rửa âm đạo bằng dung dịch có tính acid nhẹ và đặt Metronidazole viên đạn 0,5g, mỗi tối trước khi ngủ một viên, trong 10 ngày. Và hãy sử dụng bao cao su và các biện pháp tình dục an toàn khác.

Trên đây là một số thông tin về sự nguy hiểm của trùng roi Trichomonas vaginalis. Nếu còn thắc mắc gì có thể đến Phòng khám Đa khoa Y học Quốc tế - 12 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội để được các bác sĩ Nam học – Ngoại tiết niệu của tư vấn cụ thể hơn. Bạn có thể nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] hoặc liên hệ đường dây nóng: 0836.633.399 – 0243.825.5599 (hoàn toàn miễn phí).

Xem thêm: Nhiễm nấm Candida có nguy hiểm không?